Biến đổi khí hậu làm mùa hè ngày càng khắc nghiệt, còn bật điều hòa tốn năng lượng và gây hại cho môi trường. Có một giải pháp hiệu quả hơn mà chúng ta có thể học hỏi từ chuột chũi: làm nhà sống dưới đất.
Cứ một lớp đất dày 2,5 cm thì có khả năng cách nhiệt R từ 0,125 đến 025 tùy vào độ ẩm, thành phần đất, vv. Điều này đồng nghĩa mùa hè ở dưới đất sẽ mát hơn, còn mùa đông ở dưới đất sẽ ấm hơn.
Từ đó, “nhà trong đất” (earth home) trở thành phương án phù hợp để bảo vệ con người khỏi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Tuy nhiên, nhà trong nhất không phải đào đất thành nhà như chuột chũi đào hang, mà chúng ta vẫn làm nhà bằng bê-tông như hiện nay, giúp ngăn chặn thêm rủi ro từ cháy rừng.

Nhà trong đất bắt nguồn từ đâu
Nghe có vẻ lạ, nhưng nhà trong đất đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trước bởi tổ tiên người hiện đại. Khoảng năm 15.000 TCN, ở châu Âu, một số thợ săn di cư đã xây dựng những ngôi nhà hình tròn với một phần thân nhà chìm dưới lòng đất, mái nhà bao phủ bởi sân cỏ. Dạng kiến trúc này vẫn được sử dụng vào khoảng 5.000 năm trước ở bờ biển phía Bắc Scotland.
Gần hơn nữa, từ năm 1974, kiến trúc sư người Thụy Sĩ Peter Vetsch bắt đầu xây dựng hơn 50 ngôi nhà trong đất có mái nhà hình vòm, cách nhiệt bằng bọt cứng, và được bao phủ xung quanh với 3 mét đất. Những ngôi nhà này được thiết kế để hòa mình vào khung cảnh xung quanh, có cửa sổ lớn ở trước để cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà.

Các loại nhà trong đất
Nhìn chung, để xây dựng nhà trong đất, cần đào sâu, tăng cường chống thấm, và vật liệu phù hợp để chịu lực.
Loại nhà trong đất đầu tiên có cấu trúc tương tự với nhà bình thường, nhưng chìm trong đất, cửa sổ đặt ngay dưới mái nhà.
Loại thứ hai được gọi là “găm vào đất” (earth bearmed), trát đất lên mặt ngoài tường nhà, lớp đất sẽ bị rửa trôi dần qua thời gian. Trong loại nhà này, bức tường nào quay về phía cực của Trái Đất thường sẽ trát đất còn tường quay mặt về xích đạo thì được làm bằng với mặt đất. Cấu trúc này giúp hạn chế tác động của độ ẩm trong đất lên ngôi nhà.
Loại thứ ba được gọi là “trong đồi” (in-hill), được xây dựng tựa vào sườn đồi, đất bao phủ cả tường và mái nhà. Loại nhà này thích hợp với khí hậu lạnh và mặt trước thường hướng về phía xích đạo.

Có một loại nhà thứ tư được làm hoàn toàn trong lòng đất, có thêm giếng trời hoặc sân để cung cấp ánh sáng và lưu thông khí. Loại cấu trúc này phù hợp cho khí hậu ấm.

Loại nhà trong đất thứ năm được gọi là “cắt-phủ” (cut and cover), cũng làm trong đất nhưng dùng vỏ công-ten-nơ rỗng và ống bê tông đường kính lớn.

Nhà trong đất mang lại ưu việt về chống tia UV và nhiệt độ khắc nghiệt của môi trường ngoài, giảm tiêu thụ năng lượng, và thân thiện với môi trường nói chung. Xu hướng này đang được quay trở lại như một giải pháp hoàn hảo cho những nơi đang bị tác động nặng nề bởi khí hậu khắc nghiệt.
Bạn đã nhìn thấy ngôi nhà nào giống nhà trong đất ở Việt Nam chưa? Cùng chia sẻ với chúng tôi nhé.