Bê-tông là nguyên liệu được dùng nhiều thứ hai trên thế giới, đặc biệt trong công trình xây dựng. Do đó, các nhà nghiên cứu đã và đang tìm cách biến những toà nhà cao tầng thành cục pin khổng lồ, an toàn cho môi trường, nhưng chưa đạt được nhiều thành tựu.
Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu ở Đại học Công nghệ Chalmers, Thụy Điển, đã chế tạo được một nguyên mẫu pin sạc được có thể trữ năng lượng gấp 9 lần các sản phẩm trước đây. Theo Emma Zhang, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết họ sao chép thiết kế pin Edison, một thiết kế đơn giản nhưng có tuổi thọ dài. Trong đó, dung dịch điện phân truyền ion giữa tấm niken tích điện dương và điện âm, tạo thành một điện thế mà sản sinh hiệu điện thế.

Trong thử nghiệm của mình, các nhà nghiên cứu trộn sợi các-bon dẫn điện vào xi-măng (thành phần chính của bê-tông) để thay thế điện phân. Họ cũng tích hợp các lớp lưới cấu thành bởi sợi các-bon, mạ sắt hoặc niken, đóng vai trò tấm tích điện.
Từ đó, họ đã sạc được điện cho cấu trúc này và sạc lại được. “Cục pin” này vừa có tuổi thọ dài, vừa không thể bị sạc quá đà, tức là “Bạn có thể sử dụng nó nhiều thế nào cũng được mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nó,” Emma cho biết.
Giống như bất kỳ công nghệ mới nào khác, các nhà nghiên cứu còn phải đi một chặng đường dài nữa để bê-tông có thể sạc tốt, nhanh như pin hiện tại. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hướng đến một tương lai thân thiện với môi trường và hiệu quả hơn hiện tại nhờ những bước đi đầu tiên này.
Thùy Dương (tổng hợp)