Đại học Hoàng gia London ở Amsterdam trở thành nơi đầu tiên trên thế giới có một cây cầu bằng thép được chế tạo bằng kỹ thuật in 3D. Cây cầu đã được chuyển đến khuôn viên trường và sẽ phục vụ người đi bộ.
Toàn bộ cây cầu tiêu tốn 4,9 tấn thép không gỉ và 4 năm nghiên cứu để hoàn thành. Cây cầu đặc biệt này cũng được trang bị cảm biến thông minh để theo dõi áp lực, chuyển động, độ rung, và nhiệt độ. Đồng thời, nó sẽ trở thành phòng thí nghiệm sống để các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu khả năng về những công trình phức tạp hơn trong tương lai.

Thành quả hơn 4 năm nghiên cứu của Đại học Hoàng Gia London là một cây cầu in 3D do chế tạo, dài 12 mét, tặng 4,9 tấn, và được in trong vòng 4 tháng bởi 4 con robot công nghiệp. Đây cũng là công trình in 3D kim loại đầu tiên đủ lớn và khỏe cho người đi bộ.
Sau khi in xong, cây cầu được vận chuyển qua kênh đào Oudezijds Achterburgwal, khánh thành ngày 15/07 vừa rồi, và hiện đã đưa vào sử dụng.
Để đi từ giai đoạn ý tưởng đến thi công, trường Đại học Hoàng gia London đã kiểm tra lực phá hủy trên các bộ phận, mô phỏng nâng cao trên máy tính cho bản kỹ thuật số của cây cầu, thử nghiệm thực tế, và phát triển mạng lưới cảm biến để theo dõi biểu hiện của cây cầu.

Các cảm biến sẽ đo được sự thay đổi của công trình này trong suốt quãng đời của cây cầu, kiểm tra tình trạng cầu trong thời gian thực, và đánh dấu tương tác của con người với cây cầu. Dữ liệu thu thập về sẽ được đặt lên một bản sao kỹ thuật số của cây cầu, phục vụ cho mục đích theo dõi, giám sát quá trình vận hành và biểu hiện của cầu.
Nếu kiến trúc in 3D được nghiên cứu thành công, việc xây dựng trong tương lai sẽ dễ dàng hơn nhiều cơ hội mới sẽ mở ra, dù các kỹ sư cũng cần sáng tạo hơn để vượt qua những thách thức đi kèm.